Thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH THỊ THỰC

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019: Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Hiện nay, tại Việt Nam có 26 loại thị thực theo Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019, bao gồm:

STTKý hiệu thị thựcĐối tượng được cấp thị thực
1NG1Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ
2NG2Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
3NG3Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ
4NG4Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ
5LV1Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
6LV2Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
7LSCấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam
8ĐT1Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định
9ĐT2Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định
10ĐT3Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
11ĐT4Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng
12DN1Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam
13DN2Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
14NN1Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
15NN2Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam
16NN3Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam
17DHCấp cho người vào thực tập, học tập
18HNCấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo
19PV1Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam
20PV2ấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam
21LĐ1Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác
22LĐ2Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động
23DLCấp cho người vào du lịch
24TTCấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam
25VRCấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
26SQCấp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây: Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại; hoặcNgười có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại
27EVThị thực điện tử

Người nước ngoài được cấp thị thực thì họ phải sử dụng đúng với mục đích ghi trên thị thực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi có mong muốn nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích khác với mục đich thị thực được cấp trước đó thì người nước ngoài có thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực. Chuyển đổi mục đích thị thực là việc chuyển đổi từ loại thị thực với mục đích sử dụng này sang loại thị thực với mục đích sử dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người xin chuyển đổi.

Thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực
Nội dungDL, TT, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, EV =>  DN1, DN2, LĐ1, LĐ2DL, TT, LĐ1, LĐ2 => ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4DL, DN1, DN2, LĐ1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4 => TT
Điều kiện chuyển đổi mục đích thị thực  (Khoản 4 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2015, sửa đổi, bổ sung 2019)Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh; Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động (Điều 154 Bộ luật lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP); Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Hồ sơHộ chiếu và thị thực gốc của người nước ngoài Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5 – Thông tư 04/2015/TT-BCA) Tờ khai đăng ký tạm trú Giấy phép lao động/Giấy xác nhận không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động đối với loại visa LĐ1, LĐ2. Văn bản giải trình sự phù hợp và cần thiết cho việc chuyển đổi visa đối với loại visa DN1, DN2 Giấy giới thiệu cử người đại diện đi làm thủ tục chuyển đổi mục đích visa.Hộ chiếu và thị thực gốc của người nước ngoài Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5 – Thông tư 04/2015/TT-BCA) Bản copy đăng ký tạm trú Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Giấy giới thiệu cử người đại diện đi làm thủ tục chuyển đổi mục đích visa.Hộ chiếu và thị thực gốc của người nước ngoài Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5 – Thông tư 04/2015/TT-BCA) Giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh. Hộ chiếu và visa của người bảo lãnh (Trường hợp người bảo lãnh là người nước ngoài) Thẻ căn cước, sổ hộ khẩu (Đối với trường hợp người bảo lãnh là công dân Việt Nam)
Trình tự, thủ tục (Điều 16a; 16b; 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2015, sửa đổi, bổ sung 2019)Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài 1. Khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh và trang nhân thân hộ chiếu tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử; 2. Nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. 3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời người đề nghị cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử và phí cấp thị thực. 4. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in kết quả cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử. Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của cơ quan, tổ chức 1. Cơ quan, tổ chức gửi văn bản đề nghị cấp tài khoản điện tử đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Việc đề nghị cấp tài khoản điện tử chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp thay đổi nội dung hoặc tài khoản bị hủy; 2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời và cấp tài khoản điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức; trường hợp không cấp tài khoản điện tử thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. 3. Cơ quan, tổ chức sử dụng tài khoản điện tử truy cập vào Trang thông tin cấp thị thực điện tử để đề nghị cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài; nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. 4. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử và phí cấp thị thực. 5. Cơ quan, tổ chức truy cập vào Trang thông tin cấp thị thực điện tử, sử dụng mã hồ sơ điện tử để nhận kết quả trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và thông báo cho người nước ngoài. 6. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử sử dụng mã hồ sơ điện tử do cơ quan, tổ chức thông báo để in kết quả cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử. Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao 1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.
Lệ phí (Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC)Nội dungMức thu
Cấp thị thực có giá trị một lần:25 USD/chiếc
Cấp thị thực có giá trị nhiều lần (Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2015, sửa đổi, bổ sung 2019)
Loại có giá trị không quá 03 tháng50 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng95 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng135 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm145 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm155 USD/chiếc
Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn)25 USD/chiếc