Khách hàng luôn muốn có được sản phẩm pháp lý tốt nhất nhưng với một mức giá hợp lý sẽ cố gắng hiểu rõ làm thế nào luật sư tính phí dịch vụ cho các công việc mà khách hàng thuê luật sư/hãng luật thực hiện.
Các luật sư/hãng luật thường quan tâm đến việc đưa ra thỏa thuận về giá dịch vụ phù hợp nhằm giúp khách hàng phân biệt họ với các đối thủ cạnh tranh, cũng như cung cấp cho họ lợi thế cạnh tranh đối với khách hàng mới và cũng như phát triển dịch vụ, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu cho những khách hàng hiện tại. Các hãng luật sử dụng nhiều cách tính phí khác nhau với mục đích duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng, cũng như duy trì hoạt động và lợi nhuận của các công ty luật.
1. Tính phí theo giờ (“Hours times rate” – HTR)
Mô hình phí HTR truyền thống thường định mức thanh toán theo giờ cho mỗi nhân sự trong công ty luật (gồm mỗi luật sư thành viên, cố vấn hoặc luật sư cấp cao, cộng sự, trợ lý pháp lý, và có thể là các chuyên gia khác như các nhà vận động hành lang, thủ thư hoặc chuyên gia tư vấn nội bộ).
2. Các biến thể khác của phí HTR
a) Mức phí trần
Một biến thể phổ biến của HTR là đặt ra giới hạn tối đa (còn gọi là mức phí trần) cho tổng mức phí HTR được tính theo một công việc hoặc nhiệm vụ. Nếu mức phí HTR của công ty luật vượt mức trần, công ty sẽ thu vào phần vượt quá và biên lợi nhuận của công ty sẽ giảm.
b) Ràng buộc về Ngân sách
Mức ngân sách mà khách hàng và luật sư tư vấn ngoài công ty thoả thuận có thể quy định rằng công ty luật sẽ không tính phí nhiều hơn số giờ hoặc số tiền đã lập theo ngân sách cho một công việc mà không có sự xem xét và phê duyệt nào khác từ khách hàng.
c) Thanh toán theo giai đoạn
Còn được gọi là thanh toán nhiều giai đoạn hoặc thanh toán theo tiến độ xử lý công việc, trong đó hình thức này đánh giá về tổng phí HTR cần thiết để hoàn thành từng giai đoạn của một giao dịch hoặc quá trình tranh tụng. Bất kỳ mức HTR vượt quá nào tồn tại trong một giai đoạn cụ thể có thể bị đưa vào tài khoản tạm thời và được hoàn lại nếu giai đoạn tiếp theo công việc được hoàn thành theo đúng dự toán ngân sách.
d) Phí mục tiêu
Nếu mức phí dịch vụ đạt đến ngưỡng mong đợi của các bên, các bên có thể thoả thuận điều chỉnh tăng giá hoặc giảm giá với mức phí đã đề xuất theo cách tiếp cận “chia sẻ nỗi đau, chia sẻ lợi ích”.
e) Mức phí hỗn hợp
Phương án này liên quan đến việc thương lượng về một mức phí duy nhất tính theo giờ dành cho một dự án hoặc một vụ việc, bao gồm các mức phí dành cho các luật sư có trình độ và kinh nghiệm khác nhau hoặc mức phí chung cho tất cả những nhân sự tham gia xử lý vụ việc.
f) Tính phí dựa trên sự tham gia của Luật sư Thành viên
Chỉ tính thời gian nếu có sự tham gia của Luật sư Thành viên.
g) Mức phí được chiết khấu hoặc tính thêm
Cách thức này liên quan đến quá trình thương lượng về việc chiết khấu phần trăm phí tính theo giờ hoặc trả thêm phí, thường được một số hoặc tất cả các luật sư (nhân sự có chuyên môn cao hoặc đặc biệt) tính khi nhận việc.
h) Giảm giá theo khối lượng công việc
Công ty luật có nhiều hoạt động kinh doanh hơn, thì chi phí và giá thành tổng thể mà khách hàng phải trả sẽ thấp đi.
i) Giữ nguyên Mức phí
Công ty luật sẽ không điều chỉnh mức phí của mình, hoặc không điều chỉnh nhiều hơn một tỷ lệ phần trăm nhất định, khi công việc chưa được hoàn thành (thông thường, các cuộc tranh chấp có thể kéo dài qua một số năm) hoặc trong một khoảng thời gian cụ thể trong mối quan hệ luật sư-khách hàng.
j) Mức phí tính theo ngày
Một số loại vấn đề pháp lý có thể được tính phí theo ngày thay vì theo giờ. Đó có thể là những khoảng thời gian mà luật sư không thể đồng thời làm việc cho các khách hàng khác, chẳng hạn như thời gian xét xử, công tác ngoài thành phố, thời gian dành cho việc hoà giải kéo dài hay đàm phán giao dịch.
k) Cộng thêm Chi phí
Tổng lợi nhuận đã được các bên thỏa thuận sẽ được cộng vào mức phí HTR được tính theo mức phí của từng luật sư dựa vào chi phí thực tế phát sinh từ quỹ thời gian họ dành cho công ty.
3. Mức phí không đổi
a) Phí cố định
Thay vì tính phí HTR, luật sư và khách hàng có thể thương lượng một khoản phí cố định cho một công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể, hoặc cho tất cả công việc trong một lĩnh vực cụ thể.
b) Định giá từng giai đoạn
Phương án này ấn định một khoản phí cố định cho từng giai đoạn giao dịch hoặc thủ tục tố tụng.
c) Khoản tiền ứng trước
Theo thỏa thuận về tiền ứng trước, công ty luật đồng ý cung cấp các dịch vụ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định theo một khoản phí ứng trước theo thoả thuận.
d) Tính phí theo tỷ lệ phần trăm
Việc tính phí được tính theo phần trăm giá trị của giao dịch hoặc vụ kiện.
4. Tính phí dựa trên giá trị
a) Phí dự phòng
Phí dự phòng có thể được sử dụng trong bất kỳ tình huống nào mà luật sư và khách hàng thỏa thuận về (i) mục tiêu cần phải đạt được nhằm khởi động nghĩa vụ thanh toán phí dự phòng; và (ii) hệ quả phát sinh từ mục tiêu đạt được kể trên.
b) Phí thành công hoặc Tiền thưởng
Phương án này liên quan đến việc đàm phán về những khoản tiền thưởng được tính vào phí phải tr